Khi bắt đầu xây kênh Tiktok, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai nội dung và định hình phong cách cho kênh Tiktok của mình. Vì vậy bài viết ngày hôm nay Like3s sẽ giới thiệu các bạn về Tư duy và chiến lược xây kênh Tiktok thành công nhé.
I/ KHÓ KHĂN KHI BẮT ĐẦU XÂY KÊNH TIKTOK
Tiktok, một nền tảng cực kỳ ưu tiên những nội dung “thuần chay”, sáng tạo và vui vẻ. Và cũng giống như rất nhiều content creator Tiktok ngoài kia, ở giai đoạn khởi đầu sẽ không mấy tốt đẹp khi những clip đầu liên tiếp của đa số mọi người sẽ thường là 0 view, hoặc view lẹt đẹt chỉ vài chục. Thời điểm này lý do mà bạn đăng video không tiếp cận được đến ai sẽ có nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần lý do đến từ việc các bạn chưa định hình được tệp khách hàng và nội dung mà kênh muốn hướng đến cho tệp người xem đó. Cho nên ở thời điểm này bạn cần nghiên cứu kĩ hơn về đối tượng mục tiêu mà mình muốn hướng tới, lấy từ chính những câu chuyện thực tế, từ thị trường để tìm ra insight của người nghe có thể là gì, nghiên cứu fomat của thị trường hiện nay.
Và một khi đã lên xu hướng rồi thì như thể bạn đang gặp thời ấy, phải biết nắm bắt ngay lấy cơ hội thì bạn mới dễ ăn đề xuất và Tăng Follow tiktok cho kênh của bạn được. Đây là giai đoạn mà bạn thử đa dạng nhiều content, để từ đó chính là việc biết phân tích video lên xu hướng đầu tiên. Không ít bạn sau khi thấy content của mình lên xu hướng là chủ quan, chuyển ngay sang “hình ảnh” kiểu khác. Đây chính là lý do vì sao kênh của bạn cứ lên rồi lại xuống, không có sự ổn định. Sau khi “cắn” được video đầu tiên, các video tiếp theo của bạn cần triển khai theo tuyến nội dung tương tự, giữ nguyên mặt “hình ảnh” với độ nhận diện đã được AI của Tiktok ghi nhận. Và đó cũng là lúc mà kênh của bạn sẽ bắt đầu lên như diều gặp gió, tương tác siêu khủng, video 1M view liên tục nhé. Từ đó các bạn sẽ bắt đầu dần dần mường tượng ra cách để có thể tạo dựng được tiếng nói trên nền tảng này.
Xem thêm: hướng dẫn mua follow tik tok tại Like3s
II/ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH CÁ NHÂN ĐƯA RA CONTENT PHÙ HỢP CHO KÊNH TIKTOK
Sau một thời gian kênh phát triển ổn định, bạn cần phải dần rút ra được những “công thức” cho bản thân. Đầu tiên, bạn phải định hình được rõ phong cách cá nhân của bạn là gì? Phong cách ở đây không chỉ nói đến về mặt ngoại hình, mà còn có rất nhiều yếu tố cấu thành nên như: Ngôn từ, cách diễn đạt, cách biểu cảm, chủ đề nói tới,...
Lấy ví dụ, từ lúc bắt đầu xuất phát, Like3s đang phát triển một kênh có thiên hướng nội dung về học thuật nhiều hơn, khi quay phải tham khảo câu từ trên mạng rất nhiều, nói những từ ngữ chuyên ngành để bản thân mang hình tượng hiểu biết. Thế nhưng sau khi video vừa không thành công, mà bản thân Like3s thấy rất chật vật với việc phải tìm tòi từ ngữ như vậy, chúng mình đã chuyển sang cách nói chuyện tếu táo hơn như bạn nói hàng ngày. Lấy những chất liệu cuộc sống đưa vào content, điều này đã khiến Like3s đến gần hơn với những bạn muốn được lắng nghe và đồng cảm. Và từ đó thì Like3s đã xác định cho mình một hình tượng tôn chỉ, đó là một Tiktok content creator chuyên gia tâm sự, chia sẻ những điều tích cực đến các bạn trẻ với cách nói chuyện hài hước, tếu táo, gần gũi và thân thiện (ngoài ra còn là chuyên gia đội mũ)
Sau khi xác định được bản thân, điều cực kỳ quan trọng tiếp theo là phải xác định được đâu là người xem của mình, hiểu được insight của người xem để đưa ra những content phù hợp nhất. Theo như phân tích số liệu trên Tiktok
Ví dụ như các insight sau:
- Kênh của bạn chủ yếu các bạn từ 18-24 tuổi
- Tỉ lệ giới tính cân bằng 45% Nam và 55% Nữ
- Chủ yếu sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Với số liệu như trên, bạn càng dễ dàng hơn cho mình khi chính bạn cũng là đối tượng mục tiêu của kênh. Và đây là flow của bạn mỗi khi brainstorm content cho đối tượng trên.
- Nghiên cứu chủ đề: Ví dụ như định hướng chính của kênh bạn ban đầu là về chuyện tình cảm, thì bạn cần phải đi tìm xem dạo này người ta đang bàn tán những câu chuyện gì về tình cảm: GenZ đang yêu như thế nào, Nên chọn tình yêu hay sự nghiệp, Anh A cắm sừng chị B vì thấy chán,....Từ đó sẽ nghiên cứu xem chủ đề nào hợp lý để triển khai cho phù hợp với tệp khán giả của kênh.
- Áp dụng vào câu chuyện cá nhân: Liên hệ đến bản thân để tìm câu chuyện cá nhân của bạn để tạo sự đồng cảm với người nghe. Nếu không phải là câu chuyện của bạn thì chuyện của đứa em gái, của ông anh họ, của chị hàng xóm, nói chung là tìm những chất liệu trong đời sống để khán giả cảm thấy như chính bạn trong những câu chuyện.
- Tạo tiêu đề hấp dẫn: Tìm ra một tiêu đề hấp dẫn khán giả từ 3s đầu tiên. Gây dựng được sự chú ý của khán giả từ 3s đầu thật sự rất quan trọng. Thường các bạn sẽ cần phải tạo tiêu đề là dạng một câu hỏi của người xem luôn trong những lúc mà bị bí quá vì đây là một cách khá an toàn để giữ chân khán giả xem tiếp.
Ngoài ra bạn cũng cần thấy một cái rất khéo léo trong các dạng content booking. Đối với thị trường KOC vô vàn trên tiktok hiện nay, làm thế nào để giữ được chất riêng của bạn đồng thời vẫn đáp ứng đủ tiêu chí performance cho brand, khiến cho follower của bạn vẫn được thỏa mãn khi xem podcast là một việc rất cần sự linh động trong content. Với những content được booking, cái khó là phải lồng ghép được sản phẩm sao cho thật “mượt"để khán giả không bị khó chịu, thậm chí là thấy hay ho.
- Xác định mục đích của brand: Phải xác định rõ được là với campaign này, mục đích của brand book bạn là chuyển đổi hay branding vì với mỗi mục đích lại phải có các cách truyền tải khác nhau.
- Xác định điểm chạm của khách hàng với brand và của chính bản thân bạn với khán giả: Brand muốn khách hàng biết đến điều gì của họ và giữa khách hàng đó, họ muốn nghe và tìm sự đồng cảm gì từ bạn? Ví dụ như campaign Like3s làm cùng Grab, họ muốn truyền tải thông điệp “Vượt rén" nhắm đến các tân sinh viên mới lên đại học. Từ đó mình liên hệ được tới bản thân cũng từng là tân sinh viên, đã có những lúc cũng thấy rén như các bạn. Mình bắt đầu đặt ra những idea chính cho video, liên hệ câu chuyện bản thân và đề cập tới Grab như một giải pháp một cách khéo léo.
- Giữ vững chất riêng trong video: Điều này cực kỳ quan trọng để tệp khán giả của bạn không cảm thấy bị khó chịu khi xem video. Ví dụ bình thường style của Like3s là vui vẻ, hài hước, và chia sẻ câu chuyện cá nhân, thế nhưng mình lại chuyển sang dạng review, quay và nội dung chủ yếu về sản phẩm thì không chỉ flop mà có khi các bạn còn unfollow luôn.
- Cẩn thận hết sức để trách bị công nghiệp
Nói chung là khi làm content tiktok mà được các nhãn hàng booking, bản thân phải cực kỳ khéo léo và tỉ mỉ trong khâu xây dựng content sao cho trúng insight của khách hàng, đưa brand vào trong câu chuyện một cách duyên dáng sao cho hình ảnh của cả chính bạn và brand đều được tiếp cận đến khán giả một cách hợp tình hợp lý nhất.
III/ GIAI ĐOẠN “CHỮNG”
Sau khi đã đạt đến một ngưỡng nhất định, đây cũng là khoảng thời gian mà bạn có thể bị bí ý tưởng sau khi vắt kiệt khá nhiều chất xám của bản thân trong khoảng thời gian dài liên tiếp. Không chỉ vậy, với mức độ cạnh tranh lớn trên thị trường và vô vàn thuật toán của Tiktok, kênh của bạn có thể bị flop và dần dần đi xuống. Đây chính là lúc khi bạn cần phải duy trì số lượng video vừa đủ trong một tuần, những content bạn sản xuất vẫn cần phải theo “công thức” mà bạn đã từng đặt ra.
Một số nguyên nhân có thể giải thích tại sao lại gặp khó khăn và flop trong giai đoạn này thì có thể là:
- Content ngách không còn thu hút được khán giả: Ví dụ kênh tiktok của bạn bị bó hẹp trong chủ đề "chuyện tình cảm", content nào của bạn cũng là nói về tình cảm đôi lứa, cho đến khi đạt đến một giới hạn về nội dung và đối tượng mục tiêu, nó đã trở thành sự cản trở tiềm năng tăng trưởng của kênh, dù kênh có rất nhiều dạng content khác có thể khai thác.
- Sợ thay đổi: Có một công thức nhất định cho việc làm content trên tiktok, đó là hình ảnh của bản thân. Vì thế mà dần dần từ content đến hình ảnh cũng cần phải trau chuốt.
- Cái tôi cá nhân quá cao: Cái tôi lớn này chắc chắn sẽ ngăn bạn khám phá ý tưởng mới và cách thức khác để cải thiện kênh.
Xem thêm: hướng dẫn cách cách hack tim tiktok tại Like3s
IV/ THAY ĐỔI VÀ TÌM RA HƯỚNG ĐI TÍCH CỰC
Sau khi nhìn nhận được giai đoạn chững của kênh, bạn cần phải biết là đến lúc thoát khỏi sự sợ hãi phải thay đổi thôi. Bạn cần phải bắt đầu từ những cái tưởng chừng như luôn luôn phải giữ nguyên:
- Background và hình ảnh mới: Đây là một điểm mà ban đầu bạn phải cần rất cố định, không nên có suy nghĩ thay đổi. Việc tưởng chừng như là chi tiết nhỏ này lại là cột mốc đánh dấu mà bạn cần phải chính thức quay lại với đường đua xây kênh Tiktok. Có thể nói sự thay đổi này sẽ mang đến sự hồi sinh cho kênh Tiktok của bạn và phản ứng của khán giả cũng vô cùng tích cực.
- Đa dạng content nhưng vẫn đánh đúng vào insight của khán giả: Sản xuất content đa dạng khía cạnh hơn. Ví dụ, thay vì chỉ có những nội dung xoay quanh chuyện tình yêu đôi lứa, bạn đã triển khai thêm nhiều dạng content đánh đúng vào tâm lý của khán giả như chuyện về GenZ.
- Sáng tạo các nội dung theo Series: Nhiều tiktoker đã cực kỳ thành công với việc tạo ra chuỗi series . Việc tạo ra một series như vậy có thể giúp xây dựng một loạt video liên quan đến một chủ đề cụ thể, tạo ra sự kết nối và tương tác liên tục với đối tượng mục tiêu, gia tăng lượt tiếp cận hình ảnh của bạn đến các bạn trẻ.
- Xây dựng cộng đồng với các Tiktoker chung hướng: Không chỉ bó hẹp ở phạm vi biết mình biết ta, bạn cũng cần làm quen và triển khai các nội dung hợp tác cùng các bạn Tiktoker khác. Không chỉ công tác về mặt tương tác trên nền tảng MXH, mà còn là rất nhiều kiến thức mới lạ mà bạn sẽ học hỏi được từ cách triển khai kênh của các bạn.
Xem thêm:
- Mách bạn 8 cách kiếm tiền trên TikTok đơn giản với chi phí 0Đ
- Những bước cơ bản để tăng Follow tiktok cho kênh mới
Bài viết này của Like3s cũng chính là một “Podcast" dạng chữ nhằm chia sẻ tư duy và hướng đi cho bất cứ ai đang có nhen nhóm ý định xây kênh tiktok, Hi vọng nó sẽ hữu ích đến các bạn nhé.
Cùng theo dõi thêm nhiều thông tin thú vị tại Fanpage chính thức của Like3s các bạn nhé: https://www.facebook.com/like3s.vn